Giấy phép môi trường được quy định lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Theo đó, giấy phép môi trường có thời hạn bao lâu, cùng tham khảo bài viết sau để có câu trả lời. 

>>> Tìm hiểu thêm: Di chúc miệng có được pháp luật công nhận hay không?

1. Giấy phép môi trường có thời hạn bao lâu?

Giấy phép môi trường có thời hạn bao lâu?

Tùy thuộc vào nhóm đối tượng được cấp phép, giấy phép môi trường có thời hạn lâu nhất là 10 năm (theo khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14). Cụ thể, giấy phép môi trường có thời hạn như sau:

– 07 năm đối với giấy phép môi trường cấp cho dự án đầu tư nhóm I và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;

– 10 năm đối với giấy phép môi trường cấp cho dự án đầu tư nhóm II, III và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm II, III.

>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng văn bản thừa kế di sản đất đai cần lưu ý điều gì để tránh rủi ro?

Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư được quy định tại Điều 28 Luật này gồm:

– Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

– Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển; quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên;

– Yếu tố nhạy cảm về môi trường bao gồm: Khu dân cư tập trung; nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; vùng đất ngập nước quan trọng; yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác về môi trường…

Và dự án đầu tư được phân thành dự án đầu tư nhóm I, II, III, IV, trong đó, dự án đầu tư nhóm I, II, III phải có giấy phép môi trường. Cụ thể:

SttDự ánĐối tượng
1Dự án nhóm I (có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao)– Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
– Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
– Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn/quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
– Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn/quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
– Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
– Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
2Dự án nhóm II (có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án nhóm I)– Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình;
– Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
– Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình/quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
– Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình/quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
– Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
– Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
3Dự án nhóm III (ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án nhóm I, II)– Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ;
Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý/phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.
Lưu ý: Các dự án nêu trên thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định thì được miễn giấy phép môi trường.

2. Nội dung của giấy phép gồm những gì?

Giấy phép môi trường bao gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020:

Xem thêm:  Mua hàng không có hóa đơn có bị xử phạt không?

– Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;

– Nội dung cấp phép môi trường;

– Yêu cầu về bảo vệ môi trường;

– Thời hạn của giấy phép môi trường;

– Nội dung khác (nếu có).

Nội dung của giấy phép gồm những gì?

Trong đó, nội dung cấp phép môi trường sẽ gồm:

– Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;

– Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;

– Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;

– Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;

– Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Xem thêm:  Danh sách văn phòng công chứng tại quận Cầu Giấy

Có thể thấy, nội dung của giấy phép môi trường được tích hợp các nội dung của giấy phép môi trường thành phần trước đây (như Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi…).

>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất như thế nào? Chuẩn bị hồ sơ ra sao?

Như vậy, trên đây là giải đáp thắc mắc về Giấy phép môi trường có thời hạn bao lâu?Nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Biểu phí công chứng đầy đủ các trường hợp, cập nhật mới nhất 2023, cách tính đơn giản dễ hiểu

>>> Dịch vụ sổ đỏ nhanh và uy tín tại Hà Nội, hỗ trợ nhận hồ sơ online, giao sổ tận nhà 24/7

>>> Hướng dẫn thực hiện thủ tục công chứng mua bán nhà đầy đủ và chính xác nhất,

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất do bên mua hay bên bán nộp? Phải nộp bao nhiêu?

>>>Di chúc nhà đất viết tay có hợp pháp không? Cần thỏa mãn điều kiện gì?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *