Trong hệ thống giáo dục, những người làm công việc nhà giáo đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của học sinh và xã hội. Phụ cấp thâm niên là một hình thức công nhận và động viên đáng kể đối với những nỗ lực và trách nhiệm của họ. Để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của chính sách này, việc kê khai thông tin liên quan đến thâm niên và quá trình làm việc của mỗi nhà giáo là vô cùng quan trọng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Mẫu bản kê khai hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo mới nhất.

>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục công chứng thừa kế do ai thực hiện? Cần nộp phí là bao nhiêu?

1. Mẫu bản kê khai hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

Dưới đây là một số mẫu bản kê khai được dùng phổ biến:

1.1 Mẫu số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN TỰ KÊ KHAI THỜI GIAN GIẢNG DẠY, GIÁO DỤC

ĐỀ NGHỊ HƯỞNG PHỤ CẤP THÂM NIÊN NHÀ GIÁO

(Tính đến ngày …… tháng …… năm 201…..)

I. THÔNG TIN NGƯỜI KÊ KHAI

– Họ và tên: ………….…………Mã số CC-VC: …………………………

– Chức danh, chức vụ hiện nay: ………………………………………

– Đơn vị công tác: ………………………………

– Mã số ngạch:………… Bậc:…… Hệ số lương:……… Ngày hưởng: ………..

II. PHẦN THUYẾT MINH

Quá trình công tác (Ghi rõ từng thời gian cụ thể: thuyên chuyển, điều động, thay đổi công việc, thay đổi ngạch, gián đoạn công tác…)

Từ tháng, năm đến tháng, nămChức danh, chức vụ; nơi công tác, học tậpTên tài liệu minh chứng (có văn bản pho to kèm theo)Thời gian được tính phụ cấp thâm niên
NămTháng

Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên: (Thời gian thử việc, tập sự; nghỉ việc riêng không hưởng lương; nghỉ ốm đau, thai sản quá thời hạn quy định; bị tạm đình chỉ, tạm giữ để phục vụ công tác điều tra; chuyển đến cơ quan không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; gián đoạn công tác..)

Từ tháng, năm đến tháng, nămLý do không được hưởng PCTNTên tài liệu minh chứng (có văn bản pho to kèm theo)Thời gian không được tính phụ cấp thâm niên
NămTháng

– Thời  gian được tính hưởng PCTN (tính đến ngày …/…./….):….năm …tháng.

– Mức phụ cấp thâm niên được hưởng …%.

Tôi cam kết những kê khai trên là đúng sự thật, nếu có gì sai trái tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

….,  ngày……..tháng…….năm 20…..

Người viết kê khai

1.2 Mẫu số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bản kê khai

đề nghị hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo

(tính đến ngày …… tháng ….. năm 20… )

1. Họ và tên:……………………………

2. Chức vụ hiện nay:…………………

3. Đơn vị công tác: ………………….

Xem thêm:  Văn phòng công chứng gần đây nhất là ở đâu - Văn phòng nào là gần nhất tại Hà Nội?

4. Ngày vào ngành:……………………….

5. Ngày công nhận hết thời gian thử việc: …………………….

6. Ngạch:………….               ; lương hiện hưởng:………………..

7. Ngày, tháng, năm xếp ngạch lương giáo viên:…………….

8. Ngày, tháng, năm đứng lớp và có phụ cấp giáo viên:…………………….

Quá trình công tác

(Ghi rõ từng thời gian cụ thể: thuyên chuyển, điều động, thay đổi công việc, thay đổi ngạch, gián đoạn công tác…)

Từ tháng nămĐến tháng nămChức danh, chức vụ, nơi công tácThời gian được tính phụ cấp thâm niên
NămTháng

– Tổng thời gian được hưởng phụ cấp thâm niên tính đến ngày….  tháng….  năm 20… : …… năm …. tháng.

– Mức phụ cấp thâm niên được hưởng: …….%.

Tôi xin cam đoan những kê khai trên đây là đúng sự thật, nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị…, ngày…..tháng….năm 20…
(Người khai ký tên và ghi rõ họ tên)

>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách tìm đối tác hợp tác kinh doanh hiệu quả và uy tín tại Hà Nội

2. Ai được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo?

Theo Nghị định 77/2021/NĐ-CP, các đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên gồm:

– Viên chức ngành giáo dục đào tạo mang mã số có các ký tự đầu là V.07 và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp có mã số ký tự đầu là V.09 thuộc danh sách trả lương của cơ quan có thẩm quyền, đang giảng dạy tại cơ sở công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động.

Ai được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo?

– Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trưởng, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên, nghề nghiệp, đại học công lập.

>>> Tìm hiểu thêm: Địa chỉ văn phòng dịch thuật công chứng uy tín hỗ trợ lấy ngay trong ngày

3. Cách tính phụ cấp thâm niên hàng tháng thế nào?

Cũng theo Nghị đinh 77/2021/NĐ-CP, phụ cấp thâm niên hàng tháng được tính theo nguyên tắc:

– Giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);

– Giảng dạy, giáo dục từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1% như Thông tư liên tịch số 68.

Theo đó, công thức cụ thể tính tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng như sau:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = (Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng) x Mức lương cơ sở x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.

Cách tính phụ cấp thâm niên hàng tháng thế nào?

Trong đó, Nghị định 77/2021 quy định thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian:

Xem thêm:  Địa chỉ văn phòng công chứng tại Mỹ Đức Hà Nội

– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc trong cơ sở giáo dục công lập;

>>> Tìm hiểu thêm: Phí công chứng văn bản từ chối nhận di sản được tính như thế nào?

– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong cơ sở giáo dục ngoài công lập với giáo viên có thời gian trước đây giảng dạy tại cơ sở giáo dục ngoài công lập.

– Thời gian làm việc tính hưởng phụ cấp thâm niên ở ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: Hải quan, Tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra Đảng; trong quân đội, công an, cơ yếu và ở ngành, nghề khác (nếu có).

– Thời gian đi nghĩa vụ quân sự mà trước khi đi đang hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

Trên đây là Mẫu bản kê khai hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

xem thêm các từ khóa:

>>> Di chúc miệng có được công nhận không? Cần đáp ứng điều kiện gì?

>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền cho người thân mua bán nhà đất có được không?

>>> Cách kiểm tra sổ đỏ giả khi nhận sổ lần đầu để tránh bị lừa

>>> Văn phòng công chứng Hà Nội miễn phí ký ngoài trong nội thành

>>> Tài nguyên thiên nhiên: Định nghĩa và tầm quan trọng trong cuộc sống và phát triển

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *