Với những người đang có ý định sở hữu chung cư đều quan tâm đến các khoản tài chính mà họ cần phải nộp, trong đó có thuế sử dụng đất. Vậy, ở chung cư có phải đóng thuế sử dụng đất không?

>>> Địa chỉ văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật, hỗ trợ nhận hồ sơ online

1. Ở nhà chung cư có phải đóng thuế đất không?

Trước tiên cần hiểu thế nào là nhà chung cư, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014:

Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng hợp đồng thuê nhà nhanh nhất tại Hà Nội

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 có quy định đất ở tại nông thôn, đô thị thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Cụ thể, tại điểm b Khoản 2 Điều 6 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định như sau:

– Đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

– Hệ số phân bổ được xác định bằng diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư chia cho tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

– Trường hợp nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư có tầng hầm thì 50% diện tích tầng hầm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong tầng hầm được cộng vào diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng để tính hệ số phân bổ.

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, trong quá trình sử dụng nhà chung cư, người sở hữu nhà chung cư vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định pháp luật.

Ở nhà chung cư có phải đóng thuế đất không?

2. Chủ đầu tư hay người mua nhà phải thực hiện nộp thuế theo quy định?

Điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất được quy định như sau:

Điều 2. Đối tượng thu tiền sử dụng đất

1. Người được Nhà nước giao đất để sử dụng vào các mục đích sau đây:

a) Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;

b) Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

c) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

d) Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng (sau đây gọi tắt là đất nghĩa trang, nghĩa địa);

đ) Tổ chức kinh tế được giao đất để xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng, trong đó có diện tích nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.

>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất của người mất năng lực hành vi nhân sự

Theo quy định trên, tổ chức kinh tế được giao đất để xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng gồm cả diện tích nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê là một trong các đối tượng đóng tiền sử dụng đất.

Xem thêm:  “Trả lương theo vị trí việc làm” là như thế nào cho cán bộ, công chức?

Điều này có nghĩa, người mua nhà chung cư sẽ không trực tiếp nộp tiền thuế đất, mà chủ đầu tư của dự án sẽ nộp tiền thuế đất trực tiếp và giá bán căn hộ đã bao gồm tiền thuế sử dụng đất.

Chủ đầu tư hay người mua nhà phải nộp thuế sử dụng đất?

3. Tính thuế sử dụng đất ở chung cư như thế nào?

Theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Luật thuế đất sử dụng phi nông nghiệp 2010, việc tính thuế đất sẽ căn cứ và: Diện tích đất tính thuế, giá của 1m2 đất và thuế suất.

Cụ thể:

– Diện tích đất tính thuế: Số thuế đất phải nộp được tính dựa trên số diện tích đất ghi trên Sổ đỏ, Sổ hồng.

– Giá của 1m2 đất: Mức giá này có thể thay đổi trong chu kỳ 05 năm do Nhà nước quy định.

– Thuế suất: Được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến, cụ thể:

  • Diện tích trong hạn mức: 0,03%;
  • Diện tích vượt quá 3 lần hạn mức: 0,07%;
  • Diện tích vượt trên 3 lần hạn mức: 0,15%.

>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cần những gì?

Công thức tính thuế sử dụng đất như sau:

– Tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với nhà chung cư= Diện tích đất tính thuế x giá của 1m2 đất x 0,03%.

– Số thuế phát sinh = Diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân x Hệ số phân bổ x Giá của 1m2 đất tương ứng x Thuế suất.

Xem thêm:  Dựng lều tạm trên đất nông nghiệp được không?

Trong đó:

Hệ số phân bổ = Diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư/tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Trên đây là giải đáp về Ở chung cư có phải đóng thuế sử dụng đất không? 

Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Dịch thuật lấy ngay trong ngày trọn gói, uy tín, giá rẻ

>>> Dịch vụ sổ đỏ nhanh và uy tín tại Hà Nội, hỗ trợ nhận hồ sơ online, giao sổ tận nhà 24/7

>>> Hướng dẫn thực hiện thủ tục công chứng mua bán nhà đầy đủ và chính xác nhất,

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất do bên mua hay bên bán nộp? Phải nộp bao nhiêu?

>>> Giấy phép môi trường có thời hạn bao lâu?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *