Cảnh sát giao thông (CSGT) được dừng xe kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề. Vậy người dân có được kiểm tra chuyên đề của CSGT nếu bị dừng xe kiểm tra không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói, uy tín, miễn phí ship sổ tận nhà.

1. CSGT có được dừng khi không vi phạm?

Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng xe người tham gia giao thông để kiểm soát trong 04 trường hợp:

(1) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

(2) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

(3) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

1. CSGT có được dừng khi không vi phạm?

(4) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông.

Theo đó, ngay cả khi người dân không vi phạm quy định về giao thông thì CSGT vẫn có quyền dừng xe để kiểm soát nếu thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện hoặc kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề, hoặc văn bản đề nghị dừng xe của cơ quan chức năng.

>>> Xem thêm: Địa chỉ dịch thuật lấy ngay gần nhất, dịch vụ dịch văn bản pháp lý từ nhiều ngôn ngữ khác nhau

2. Người dân có được kiểm tra chuyên đề của CSGT không?

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 32/2023/TT-BCA, việc ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát do Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kế hoạch hoặc trực tiếp ban hành đối với các tuyến giao thông trong phạm vi toàn quốc.

2. Người dân có được kiểm tra chuyên đề của CSGT không?

Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát giao thông trên các tuyến đường thuộc phạm vi địa giới hành chính.

Xem thêm:  Nên công chứng ở văn phòng công chứng tư nhân hay phòng công chứng nhà nước?

Sau đó, Đội Cảnh sát giao thông – trật tự; Trạm trưởng Trạm Cảnh sát giao thông tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát cho các Tổ Cảnh sát giao thông trực thuộc.

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 32/2023/TT-BCA, kế hoạch tuần tra, kiểm soát sẽ được Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông phổ biển cho các Tổ viên chứ không phổ biến trực tiếp cho người dân.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng ngoài giờ hành chính không tính thêm phí dịch vụ

Tuy nhiên, Điều 5 Thông tư 67/2019/TT-BCA vẫn ghi nhận một trong những nội dung công khai của Công an nhân dân, Người dân có được kiểm tra trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên.Các nội dung được công khai bao gồm: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện.

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung công khai, cơ quan Công an áp dụng một, một số/tất cả các hình thức công khai được quy định tại Điều 6 Thông tư 67/2019/TT-BCA:

– Đăng Công báo.

– Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.

– Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

– Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân.

Theo đó, mặc dù không thể yêu cầu xem trực tiếp chuyên đề từ CSGT nhưng người dân hoàn toàn có quyền xem kế hoạch tuần tra, kiểm soát, chuyên đề của CSGT thông qua các hình thức công khai nêu trên.

Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Hợp đồng thời vụ tối đa bao nhiêu tháng?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các từ khóa:

>>> Di chúc theo pháp luật là gì? Có cần thực hiện công chứng di chúc theo pháp luật không?

>>> Công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế đất đai như thế nào? Quy trình thực hiện ra sao?

>>> Tuyển cộng tác viên bán hàng nhấn vào xem để biết thêm chi tiết

>>> Bạn vẫn chưa rõ về phân biệt sổ đỏ, sổ hồng hãy nhấn xem để biết thêm chi tiết

>>> Thị phần và cách xác định thị phần theo luật cạnh tranh

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *