Site icon Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Huệ

Thi hành pháp luật là gì? Khác gì với tuân thủ pháp luật

Mỗi cá nhân, tổ chức đều phải sống, làm việc và học tập tuân theo những quy định của pháp luật. Vậy thi hành pháp luật là gì? Khác với tuân thủ pháp luật ở điểm nào ? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết chi tiết ngay dưới đây.

>>> Địa chỉ văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật, hỗ trợ nhận hồ sơ online

1. Thi hành pháp luật là gì ?

Thi hành pháp luật là hành vi của chủ thể thực hiện hóa những quy định pháp luật đã được ban hành. Theo Wikipedia thì thi hành pháp luật chính là việc một số thành viên của xã hội hành động theo một phong cách có tổ chức, nhằm thực thi pháp luật bằng cách khám phá, ngăn chặn, phục hồi hoặc trừng phạt những người vi phạm luật lệ và quy tắc trong xã hội đó.

Hiểu đơn giản thì đây là việc chủ thể pháp luật chủ động thực hiện những điều mà pháp luật đã yêu cầu. Đây là một hành động mang tính chất bắt buộc và mỗi người đều phải thực hiện theo.

>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền ở đâu uy tín tại Hà Nội

2. Ví dụ cụ thể của cá nhân, tổ chức 

Việc thi hành pháp luật không chỉ áp dụng với riêng mỗi cá nhân mà còn với cả các cơ Nhà nước, tổ chức khác.

2.1 Cá nhân thi hành pháp luật 

Mỗi cá nhân khi sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam đều phải chủ động thực hiện đúng những điều mà pháp luật đã đề ra. Cùng tìm hiểu xem đối với mỗi cá nhân, thi hành pháp luật là gì qua các ví dụ cụ thể dưới đây:

2.2 Cơ quan nhà nước khi thi hành pháp luật 

Chính quyền địa phương cụ thể là Ủy ban nhân dân các cấp cần phải chủ động thực hiện quy định của pháp luật cụ thể trong điều Điều 114 Hiến pháp năm 2013 như sau:

“ Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.”

Ủy ban nhân dân sẽ có trách nhiệm thi hành quy định của pháp luật ở địa phương của mình.

>>> Tìm hiểu thêm: Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không?

2.3 Đối với các tổ chức khác

Các tổ chức khác cũng đều cần phải chủ động thi hành pháp luật. Ví dụ như theo Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Theo đó, doanh nghiệp phải chủ động tuân thủ các thỏa thuận hợp pháp, hay các thỏa ước lao động. Ngoài ra, cũng đảm bảo tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.

Theo Điều 8 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định về một số nghĩa vụ của doanh nghiệp như sau:

>>> Tìm hiểu thêm: Phí công chứng giấy ủy quyền là bao nhiêu?

3. Những điểm giống và khác so với tuân thủ pháp luật

Việc thực hiện pháp luật bao gồm thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, hai hình thức này sẽ có những điểm giống và khác nhau.

3.1 Điểm giống nhau

Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật sẽ có những điểm giống nhau cơ bản như sau:

>>> Tìm hiểu thêm: Công ty dịch thuật cung cấp những dịch vụ gì?

3.2 Điểm khác nhau 

Ngoài những điều giống nhau, thì hai hình thức này vẫn sẽ có những điểm khác nhau:

Thi hành pháp luậtTuân thủ pháp luật
– Chủ thể pháp luật chủ động thực hiện những quy định đã được ban hành tại các văn bản quy phạm pháp luật.
– Chủ thể có tính chủ động thực hiện.
– Thi hành pháp luật có hình thức thực hiện dưới dạng những quy phạm có tính bắt buộc. Chủ thể sẽ thực hiện mọi hành vi, hành động một cách bắt buộc.
– Ví dụ như pháp luật quy định về vấn đề đóng thuế thu nhập cá nhân. Nếu như bạn có thu nhập đạt tới mức cần phải đóng thuế thu nhập, khi thực hiện nghĩa vụ này được xem là đang thi hành pháp luật.
– Chủ thể pháp luật đảm bảo không thực hiện những điều mà pháp luật nghiêm cấm.
– Tuân thủ pháp luật sẽ có tính chất thụ động.
– Tuân thủ pháp luật có hình thức thực hiện dưới dạng những quy phạm đã bị cấm. Vì thế, chủ thế sẽ không được thực hiện những hành vi nhất định đã được quy định đó.
– Ví dụ như pháp luật nghiêm cấm những hành vi hủy hoại tiền Việt Nam như cắt, xé, đốt, vẽ,… Vì vậy khi không thực hiện những hành vi đó, thì bạn đang tuân thủ pháp luật.

Bất cả kể cá nhân hay tổ chức nào cũng phải chủ động thực hiện các quy định pháp luật đã được ban hành. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn thi hành pháp luật là gì. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Dịch thuật lấy ngay trong ngày trọn gói, uy tín, giá rẻ

>>> Dịch vụ sổ đỏ nhanh và uy tín tại Hà Nội, hỗ trợ nhận hồ sơ online, giao sổ tận nhà 24/7

>>> Hướng dẫn thực hiện thủ tục công chứng mua bán nhà đầy đủ và chính xác nhất,

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất do bên mua hay bên bán nộp? Phải nộp bao nhiêu?

>>> Giấy phép môi trường có thời hạn bao lâu?

Đánh giá
Exit mobile version