Được coi là hình mẫu nhà nước lý tưởng của nhân loại nhưng nhiều người vẫn thắc mắc về khái niệm Nhà nước pháp quyền là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hình thức nhà nước này.

>>> Địa chỉ văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật, hỗ trợ nhận hồ sơ online 24/7

1. Khái niệm nhà nước này là gì? có phải là một kiểu nhà nước không?

Nhà nước pháp quyền là khái niệm được khởi nguồn từ thời cổ đại và phát triển dần cho đến hiện nay. Tư tưởng này đã xuất hiện rất sớm trong thời kỳ lịch sử của nhân loại.

>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục công chứng di chúc bao gồm những gì? Chi phí ra sao?

Đó được xem là hình mẫu nhà nước lý tưởng mà rất nhiều quốc gia thế giới đang hướng đến. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa, khái niệm được đề ra trước câu hỏi nhà nước pháp quyền là gì? và liệu đây có phải là một kiểu nhà nước không?

Nhà nước pháp quyền là gì? có phải là một kiểu nhà nước không?

1.1 Khái niệm nhà nước pháp quyền là gì?

Đây là một nhà nước liên quan chặt chẽ với pháp luật, mọi hành vi được pháp luật hợp pháp hóa; Đây là nơi pháp luật phản ánh ý chí chung của toàn thể một quốc gia và của nhân dân. Mỗi nhân dân có nghĩa vụ tuân theo pháp  luật và đặt việc tôn trọng các quyền của con người cũng như nguyên tắc tương ứng.

Ở một góc độ khác, khái niệm nhà nước pháp quyền là gì? được hiểu là nhà nước thừa nhận tất cả các đạo luật và văn bản dưới luật do cơ quan lập pháp và Chính phủ (trong khuôn khổ thẩm quyền của nó) đặt ra, đó là Nhà nước bị hạn chế bằng pháp luật, Nhà nước đứng trong pháp luật, chứ không phải Nhà nước đứng ngoài hoặc đứng trên pháp luật.

Tựu trung lại, Nhà nước này được hiểu là hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó vai trò của pháp luật được xem là tối thượng trong đời sống nhà nước cũng như trong đời sống xã hội.

Thể loại nhà nước này được xây dựng và hoạt động dựa trên một cơ sở hệ thống pháp luật có tính dân chủ, công bằng và đồng thời dựa trên các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của cá nhân, công bằng bình đẳng của xã hội.

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ tại nhà, giá rẻ nhất Hà Nội

1.2 Nhà nước pháp quyền có phải là một kiểu Nhà nước?

Trước hết để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng nhìn lại định nghĩa nhà nước  theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin:

Nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và những biểu hiện thực tiễn của nhà nước pháp quyền, ta có thể nhận xét rằng: nhà nước này trước hết phải là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị và tổ chức công quyền của xã hội.

Tuy nhiên, đây không phải là một kiểu nhà nước tương ứng với một hình thái kinh tế – xã hội dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Cách thức tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền hoàn toàn phân biệt với nhà nước độc tài, chuyên chế và nhà nước cai trị. Cụ thể:

  • Đây là nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ tuân thủ pháp luật. Khuôn khổ tuân thủ pháp luật ở đây là hệ thống pháp luật dân chủ nhằm phản ánh công lý và tương thích với những quyền tự nhiên của con người.
  • Nhà nước này được tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc chủ quyền nhân dân với cơ chế phân công kiểm soát quyền lực nhà nước để bảo đảm đồng thời bảo vệ quyền con người và tự do cá nhân.
  • Nhà nước pháp quyền là một công cụ được tạo ra để phục vụ con người và xã hội. Chức năng chính của nó là đem lại lợi ích cho công dân, bảo vệ quyền tự do cá nhân và duy trì sự công bằng trong xã hội. Nhà nước cùng với tất cả các chủ thể khác trong xã hội đều tuân thủ và tôn trọng pháp luật, và cam kết tuân thủ và chấp hành pháp luật một cách tuyệt đối.
Xem thêm:  Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá là gì? Có bắt buộc phải công chứng không?

Vì vậy, đây là một hình thức nhà nước liên quan đến một tầng lớp cụ thể, mà là một cơ chế tổ chức quyền lực của nhà nước nhằm đảm bảo rằng tổ chức và hoạt động của nhà nước tuân thủ theo quy định pháp luật.

Đồng thời, nó cũng thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội dựa trên pháp luật sao cho vẫn đảm bảo chủ quyền và quyền tự do dân chủ của người dân.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng mua bán nhà đất nhanh nhất tại Hà Nội

2. Đặc điểm của kiểu nhà nước này như thế nào?

Tùy thuộc vào những đặc điểm về kinh tế xã hội riêng mà mỗi nhà nước pháp quyền sẽ có đặc điểm và đặc thù khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại nhà nước pháp quyền có 6 đặc điểm chính như sau:

  • Thứ nhất, nhà nước pháp quyền là nhà nước được xây dựng và hoạt động dựa trên cơ sở một hệ thống pháp luật tiến bộ, dân chủ, khả thi và phù hợp.
  • Thứ hai, đây là nhà nước mà pháp luật đứng ở vị trí tối thượng không những ở đời sống nhà nước mà còn ở đời sống xã hội.
Đặc điểm của kiểu nhà nước này như thế nào?
  • Thứ ba, nhà nước này là nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở chủ quyền thuộc về nhân dân
  • Thứ tư, kiểu nhà nước này là nhà nước thừa nhận, tôn trọng ,đề cao và bảo đảm về quyền con người cũng như quyền nhân dân.
  • Thứ năm, đó là nhà nước có quyền lực giữa các cơ quan nhà nước được đảm bảo phân công và kiểm soát dựa trên hệ thống tổ chức và hoạt động.
  • Thứ sáu, nhà nước pháp quyền là nhà nước có mối liên hệ và liên quan mật thiết đến xã hội dân sự.

3. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là gì?

Căn cứ vào chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta có thể có khái niệm về kiể nhà nước này ngắn gọn như sau:

Đây là nhà nước xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, quản lý xã hội theo pháp luật nhằm phục vụ lợi ích và hạnh phúc của nhân dân, do Đảng tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đồng thời chịu trách nhiệm trước nhân dân và sự giám sát của nhân dân.

4. Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trong những năm qua, nhờ sự không ngừng đổi mới, Đảng đã từng bước củng cố quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do những khác biệt về điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, ta có thể khái quát được kiểu nhà nước này mang những đặc trưng sau đây:

  • Đây là một hình thức tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. Nó được xây dựng với tư cách là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
  • Nhà nước này là hệ thống tổ chức nhà nước hoạt động dựa trên nguyên tắc tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, vai trò của Hiến pháp và pháp luật là tối cao trong đời sống và xã hội.
  • Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và tinh thần đề cao thượng tôn pháp luật.
  • Đề cao và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; giữ vững mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân.
  • Đây là nhà nước thống nhất về mặt quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước được phân công phối hợp, kiểm soát, kiểm tra giám sát chặt chẽ lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước để thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
  • Được lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam và bảo đảm sự kiểm tra và giám sát từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với các tổ chức thành viên của Mặt trận
Xem thêm:  Chung cư vi phạm về phòng cháy chữa cháy bị xử lý thế nào?

Kiểu nhà nước này vẫn đang ngày càng hoàn thiện và phục vụ xã hội nhân loại với những giá trị vô cùng to lớn. Đảng và Nhà nước ta cũng đang không ngừng củng cố xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng bạn đã có một cái nhìn bao quát hơn về câu hỏi Nhà nước pháp quyền là gì?. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Hướng dẫn thủ tục công chứng trong nhiều trường hợp đầy đủ và chính xác nhất 2023

>>> Thủ tục xin cấp sổ đỏ khi mới mua nhà được thực hiện như thế nào? Chuẩn bị hồ sơ ra sao?

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà do bên mua hay bên bán nộp? Nộp bao nhiêu?

>>> Công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền mua bán nhà như thế nào?

>>> Mức phụ cấp trách nhiệm của an toàn, vệ sinh viên là bao nhiêu?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *