Lập và lưu giữ hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân là nghĩa vụ của doanh nghiệp từ ngày 01/7/2023. Tuy nhiên, đây là vấn đề hoàn toàn mới nên doanh nghiệp vẫn còn rất lúng túng với thủ tục này. Vậy tác động xử lí dữ liệu cá nhân do doanh nghiệp nào đánh giá? Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

>>> Địa chỉ văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật, hỗ trợ nhận hồ sơ online

1. Tác động xử lí dữ liệu cá nhân phải do doanh nghiệp nào đánh giá?

Hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động đều phải lập, lưu giữ hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân, đồng thời, gửi 01 bộ hồ sơ về Cục An ninh mạng, phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an trong vòng 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân.

Doanh nghiệp nào phải đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân?

Và để trả lời chính xác câu hỏi này thì cần xác định được vai trò của doanh nghiệp trong quá trình xử lý dữ liệu cá nhân.

>>>Tìm hiểu thêm: Thủ tục công chứng di chúc có phức tạp không? Cần những giấy tờ cần thiết nào?

Căn cứ theo định nghĩa được nêu tại khoản 7 Điều 2 Nghị định số 13/2023/NĐ-CP thì xử lý dữ liệu cá nhân là 01/nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân điển hình như:

Thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân/các hành động khác có liên quan.

Đối chiếu với quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 2 Nghị định này, dữ liệu cá nhân được chia thành dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Cụ thể:

SttThông tin
Dữ liệu cá nhân cơ bản
1Họ, chữ đệm, tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có)
2Ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm chết/mất tích
3Giới tính
4Nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, quê quán, địa chỉ liên hệ
5Quốc tịch
6Hình ảnh của cá nhân
7Số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số định danh cá nhân, số hộ chiếu, số giấy phép lái xe, số biển số xe, số mã số thuế cá nhân, số bảo hiểm xã hội, số thẻ bảo hiểm y tế
8Tình trạng hôn nhân
9Thông tin về mối quan hệ gia đình (cha mẹ, con cái)
10Thông tin về tài khoản số của cá nhân; dữ liệu cá nhân phản ánh hoạt động, lịch sử hoạt động trên không gian mạng
11Các thông tin khác gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể không thuộc dữ liệu nhạy cảm
Dữ liệu cá nhân nhạy cảm
1Quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo
2Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu
3Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc
4Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng/có được của cá nhân
5Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân
6Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân
7Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật
8Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: Thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật; Thông tin về tài khoản; Thông tin về tiền gửi; Thông tin về tài sản gửi; Thông tin về giao dịch; Thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
9Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị
10Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết


Qua đây, có thể thấy, đại đa số các doanh nghiệp hiện nay đều đang tiến hành ít nhất một hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân (thu thập thông tin).

Xem thêm:  Bán xe không sang tên ngay tiềm ẩn rủi ro. Những lưu ý sau khi bán xe

Đồng thời, theo khoản 9, 10, 11 Điều 2 Nghị định này, thì một doanh nghiệp có thể đóng vai trò là Bên kiểm soát dữ liệu hoặc Bên kiểm soát và xử lý dữ liệu hoặc Bên xử lý dữ liệu.

Do đó, bất cứ doanh nghiệp nào có tiến hành ít nhất 01 hoạt động trong quá trình xử lý dữ liệu thì đều phải lập, lưu giữ và thông báo gửi hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.

2. Gửi hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân như thế nào?

Theo Quyết định số 4660/QĐ-BCA-A05, thủ tục thông báo gửi hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

– 01 bản chính Thông báo gửi hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân – mẫu 04 Phụ lục Nghị định 13/2023/NĐ-CP

– 01 bản chính Hồ sơ Đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân

– 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động/quyết định thành lập hoặc căn cước công dân/chứng minh thư/hộ chiếu của chủ hồ sơ

– 01 bản sao Quyết định/giấy tờ liên quan đến phân công của bộ phận phụ trách bảo vệ dữ liệu cá nhân của chủ hồ sơ (Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp được miễn trừ trách nhiệm này trong 02 năm đầu thành lập)

Xem thêm:  Cách hạn chế rủi ro khi mua nhà đang thế chấp ngân hàng

– 01 bản sao Hợp đồng/văn bản liên quan đến thỏa thuận liên quan xử lý dữ liệu cá nhân với các bên (nếu có)

– Bản sao các Giấy tờ khác (các phụ lục bảng biểu tính toán chi phí, lợi ích của các giải pháp)

>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ công chứng hợp đồng mua bán nhà đất nhanh nhất tại Hà Nội

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp/qua đường bưu điện đến Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an (số 40A Hàng Bài, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân.

Ngoài ra, khi Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân đi vào hoạt động, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ qua đây.

Lưu ý: Hồ sơ khi gửi qua bưu điện cần đăng ký dịch vụ nhận báo phát

Bước 3: Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an phản hồi thông tin về kết quả lập hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ.

Trên đây là giải đáp về vấn đề tác động xử lí dữ liệu cá nhân do doanh nghiệp nào đánh giá. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Thời gian tại ngoại có được tính vào thời gian thi hành án không?

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà do bên mua hay bên bán nộp? Nộp bao nhiêu?

>>> Di chúc miệng là gì? Có hiệu lực khi nào?

>>> Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu đơn giản, dễ hiểu cho người chưa biết.

>>> Hướng dẫn thực hiện thủ tục công chứng mua bán nhà đầy đủ và chính xác nhất.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *