Phòng cháy chữa cháy là vấn đề được mọi người dân quan tâm, nhất là khi thời gian gần đây vi phạm về bảo đảm an toàn cháy nổ xảy ra ngày một nhiều. Khi đó, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về phòng cháy chữa cháy sẽ bị xử lý nghiêm. Vậy chung cư vi phạm về phòng cháy chữa cháy gây chết người bị xử lý thế nào?

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Hà Nội uy tín, miễn phí ký ngoài

1. Công trình nào bắt buộc phải có thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy?

Theo Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, các công trình, dự án phải có thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy gồm:

– Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3trở lên.

– Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao 07 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 07 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3trở lên.

– Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích 3.000 m3trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích từ 5.000 m3trở lên;

– Trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác cao từ 05 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

– Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 05 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 3.000 m3trở lên.

>>> Xem ngay: Cách kiểm tra sổ đỏ giả không phải ai cũng biết

– Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 300 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung cao từ 03 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3trở lên.

– Chợ, trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng khối tích từ 3.000 m3trở lên.

– Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác cao từ 07 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3trở lên.

– Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 07 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3trở lên.

Xem thêm:  Hợp đồng dân sự chấm dứt trong trường hợp nào?

– Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có tổng khối tích từ 5.000 m3trở lên.

– Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông, nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu cao từ 05 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3trở lên…

Như vậy, những công trình, dự án thuộc danh mục nêu trên bắt buộc phải có thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp không có thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy sẽ bị xử lý theo quy định.

Công trình nào bắt buộc phải có thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy?

2. Chung cư vi phạm về phòng cháy chữa cháy bị xử lý thế nào?

Tùy thuộc về mức độ vi phạm cũng như thiệt hại thực tế xảy ra (về sức khỏe, tính mạng, của cải…) mà mức xử phạt được quy định khác nhau.

2.1 Xử phạt hành chính với chung cư vi phạm

Căn cứ Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm hành chính trong việc để xảy ra cháy, nổ như sau:

STTVi phạm an toàn phòng cháy chữa cháy để cháy, nổ xảy raMức phạt
1Gây thiệt hại về tài sản dưới 20 triệu đồng.– Phạt cảnh cáo hoặc- Phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng
2Gây thiệt hại về tài sản từ 20 -dưới 50 triệu đồng01 – 03 triệu đồng
3Gây thiệt hại về tài sản từ 50 – dưới 100 triệu đồng03 – 05 triệu đồng
4– Gây thiệt hại về tài sản trên 100 triệu đồng- Gây thương tich hoặc tổn hại sức khoẻ một người có tỷ lệ tổn thương dưới 61%.- Gây thương tich hoặc tổn hại sức khoẻ hai người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương dưới 61%.05 – 10 triệu đồng

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc chi trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh.

>>> Xem thêm: Công chứng ủy quyền làm sổ đỏ có được không?

2.2 Xử lý hình sự với chung cư vi phạm

Trường hợp vi phạm với mức độ nghiêm trọng hơn, cá nhân, tổ chức còn có thể bị xử lý về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy tại Điều 313 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung bởi khoản 115 Điều 1 năm 2017 như sau:

– Khung 01:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% – 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100 – dưới 500 triệu đồng
Xem thêm:  Hướng dẫn tra cứu sổ đỏ online đơn giản nhất

– Khung 02:

Phạt tù từ 05 – 08 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu – dưới 1,5 tỷ đồng

– Khung 03:

Phạt tù từ 07 – 12 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Trên đây là giải đáp về chung cư vi phạm về phòng cháy chữa cháy bị xử lý thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

xem thêm các từ khóa:

>>> Làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền khi thiếu thông tin về đất?

>>> Cách tìm đối tác uy tín đem lại lợi nhuận cao tại Hà Nội

>>> Tuyển cộng tác viên viết bài tại nhà, trả lương theo ngày

>>> Văn phòng dịch thuật đa ngôn ngữ lấy ngay mà vẫn đảm bảo chất lượng

>>> Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *