Mức lương tối thiểu vùng có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động làm việc tại vùng đến nên được được rất nhiều người quan tâm. Sau đây là những cập nhật mới nhất về mức lương tối thiểu vùng.

>>> Xem ngay: Văn phòng công chứng Hà Nội gần đây nhất hỗ trợ các dịch vụ công chứng đầy đủ và tận tình

Năm 2023

Mức lương tối thiểu vùng năm 2023 hiện được ghi nhận tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP với số tiền cụ thể như sau:

VùngMức lương tối thiểu tháng (đồng/tháng)Mức lương tối thiểu giờ (đồng/giờ)
Vùng I4.680.00022.500
Vùng II4.160.00020.000
Vùng III3.640.00017.500
Vùng IV3.250.00015.600

Mức lương tối thiểu vùng nói trên được giữ nguyên theo mức lương tối thiểu vùng áp dụng thời điểm nửa cuối năm 2022.

Năm 2022

Năm 2022 là một năm khá đặc biệt khi có đến hai bảng lương tối thiểu vùng. Một bảng lương tối thiểu vùng áp dụng đến từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022 và một bảng lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/7/2022 đến hết 31/12/2022.

Cụ thể như sau:* Từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022: Áp dụng Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

– Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng

– Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng

– Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng

– Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng* Từ ngày 01/7/2022 đến hết 31/12/2022: Áp dụng Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

– Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng

– Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng

– Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng

– Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng

>>> Tìm hiểu thêm:Mức phí công chứng đầy đủ trong mọi trường hợp, cập nhật mới nhất 2023

Năm 2021

Điều 96 và Điều 103 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động năm 2019 cùng đề cập đến nội dung sau: “Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ”.

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2021 vẫn sẽ tiếp tục thực hiện như bảng lương tối thiểu vùng năm 2020 được quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020). Sau đây là mức lương tố thiểu vùng áp dụng trong năm 2021:

VùngMức lương tối thiểu vùng năm 2021
Vùng I4.420.000 đồng/tháng
Vùng II3.920.000 đồng/tháng
Vùng III3.430.000 đồng/tháng
Vùng IV3.070.000 đồng/tháng

Lý giải cho việc không tăng lương tối thiểu vùng là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đều bị đình trệ, nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Chính phủ cần dành nguồn lực tài chính để phục hồi các hoạt động đời sống.

Năm 2020

Mức lương tối thiểu vùng năm 2020

Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020) như sau:

VùngMức lương tối thiểu vùng năm 2020
Vùng I4.420.000 đồng/tháng
Vùng II3.920.000 đồng/tháng
Vùng III3.430.000 đồng/tháng
Vùng IV3.070.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng nhẹ với mức tăng trung bình khoảng 5,5% so với lương tối thiểu vùng năm 2019.

Năm 2019

Mức lương tối thiểu vùng năm 2019

Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) như sau:

VùngMức lương tối thiểu vùng năm 2019
Vùng I4.180.000 đồng/tháng
Vùng II3.710.000 đồng/tháng
Vùng III3.250.000 đồng/tháng
Vùng IV2.920.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng trung bình khoảng 5,3% so với lương tối thiểu vùng năm 2018.

Năm 2018

Mức lương tối thiểu vùng năm 2018

Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) như sau:

VùngMức lương tối thiểu vùng năm 2018
Vùng I3.980.000 đồng/tháng
Vùng II3.530.000 đồng/tháng
Vùng III3.090.000 đồng/tháng
Vùng IV2.760.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2018 tăng trung bình khoảng 6,5% so với lương tối thiểu vùng năm 2017.

Xem thêm:  Thủ tục đăng ký thế chấp Sổ đỏ vay vốn ngân hàng

Năm 2017

Mức lương tối thiểu vùng năm 2017

Mức lương tối thiểu vùng năm 2017 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 153/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) như sau:

VùngMức lương tối thiểu vùng năm 2017
Vùng I3.750.000 đồng/tháng
Vùng II3.320.000 đồng/tháng
Vùng III2.900.000 đồng/tháng
Vùng IV2.580.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2017 tăng trung bình khoảng 7,3% so với lương tối thiểu vùng năm 2016.

Năm 2016

Mức lương tối thiểu vùng năm 2016

Mức lương tối thiểu vùng năm 2016 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016) như sau:

VùngMức lương tối thiểu vùng năm 2016
Vùng I3.500.000 đồng/tháng
Vùng II3.100.000 đồng/tháng
Vùng III2.700.000 đồng/tháng
Vùng IV2.400.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2016 tăng khá cao khoảng 12,4% so với lương tối thiểu vùng năm 2015. 

Năm 2015

Mức lương tối thiểu vùng năm 2015

Mức lương tối thiểu vùng năm 2015 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 103/2014/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) như sau:

VùngMức lương tối thiểu vùng năm 2015
Vùng I3.100.000 đồng/tháng
Vùng II2.750.000 đồng/tháng
Vùng III2.400.000 đồng/tháng
Vùng IV2.150.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2015 tăng khá cao khoảng 14,2% so với lương tối thiểu vùng năm 2014. 

Năm 2014

Mức lương tối thiểu vùng năm 2014

Mức lương tối thiểu vùng năm 2014 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 182/2013/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014) như sau:

VùngMức lương tối thiểu vùng năm 2014
Vùng I2.700.000 đồng/tháng
Vùng II2.400.000 đồng/tháng
Vùng III2.100.000 đồng/tháng
Vùng IV1.900.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2014 tăng khá cao khoảng 15,3% so với lương tối thiểu vùng năm 2013.

Năm 2013

Mức lương tối thiểu vùng năm 2013

Mức lương tối thiểu vùng năm 2013 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 103/2012/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2013) như sau:

VùngMức lương tối thiểu vùng năm 2013
Vùng I2.350.000 đồng/tháng
Vùng II2.100.000 đồng/tháng
Vùng III1.800.000 đồng/tháng
Vùng IV1.650.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2013 tăng khá cao khoảng 17,4% so với lương tối thiểu vùng năm 2012.

Năm 2012

Mức lương tối thiểu vùng năm 2012

Mức lương tối thiểu vùng năm 2012 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 70/2011/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2012) như sau:

VùngMức lương tối thiểu vùng năm 2012
Vùng I2.000.000 đồng/tháng
Vùng II1.780.000 đồng/tháng
Vùng III1.550.000 đồng/tháng
Vùng IV1.400.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2012 tăng cao lên đến khoảng 53,2% so với lương tối thiểu vùng năm 2011.

Năm 2011

Mức lương tối thiểu vùng năm 2011

Mức lương tối thiểu vùng năm 2011 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 108/2010/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2011) như sau:

VùngMức lương tối thiểu vùng năm 2011
Vùng I1.350.000 đồng/tháng
Vùng II1.200.000 đồng/tháng
Vùng III1.050.000 đồng/tháng
Vùng IV830.000 đồng/tháng
>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ giả ngay tại nhà đơn giản, dễ thực hiện chỉ trong 1 phút!

Lương tối thiểu vùng năm 2011 tăng cao lên đến khoảng 30,1% so với lương tối thiểu vùng năm 2010.

Năm 2010

Mức lương tối thiểu vùng năm 2010

Mức lương tối thiểu vùng năm 2010 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 97/2009/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010) như sau:

VùngMức lương tối thiểu vùng năm 2010
Vùng I980.000 đồng/tháng
Vùng II880.000 đồng/tháng
Vùng III810.000 đồng/tháng
Vùng IV730.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng năm 2010 tăng khá cao khoảng 16,5% so với lương tối thiểu vùng năm 2009.

Xem thêm:  Không nộp tiền trúng đấu giá biển số đẹp, có sao không?

Năm 2009

Mức lương tối thiểu vùng năm 2009

Mức lương tối thiểu vùng năm 2009 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 110/2008/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2009) như sau:

VùngMức lương tối thiểu vùng năm 2009
Vùng I800.000 đồng/tháng
Vùng II740.000 đồng/tháng
Vùng III690.000 đồng/tháng
Vùng IV650.000 đồng/tháng
>>> Tìm hiểu thêm:Công ty dịch thuật lấy ngay hỗ trợ dịch văn bản pháp lý từ nhiều thứ tiếng, đảm bảo chất lượng

Năm 2009 đánh dấu sự phân loại vùng theo loại 1, 2, 3, 4 chứ không còn liệt kê tên địa phương tương ứng với mức lương tối thiểu vùng ấn định.

Năm 2008

Mức lương tối thiểu vùng năm 2008

Mức lương tối thiểu vùng năm 2009 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 167/2007/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2008) như sau:

– 620.000 đồng/tháng: Các quận thuộc Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

– 580.000 đồng/tháng: Các huyện thuộc Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc Bình Dương; TP. Vũng Tàu thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu.

– 540.000 đồng/tháng: Địa bàn còn lại.

Năm 2007 trở về trước

Mức lương tối thiểu vùng năm 2007 trở về trước

Thuật ngữ “lương tối thiểu vùng” xuất hiện sớm nhất tại Bộ luật Lao động năm 1994 (có hiệu lực từ ngày 01/01/1995) nhưng phải đến năm 2007, Chính phủ mới ban hành Nghị định đầu tiên về lương tối thiểu vùng là Nghị định 167/2007/NĐ-CP.

Mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 167/2007/NĐ-CP này được bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2008.

Do đó, từ năm 2007 trở về trước, Chính phủ chưa ấn định mức lương tối thiểu vùng cụ thể.

Mức lương tối thiểu vùng mới nhất 2023

* Lương tối thiểu vùng là gì? 

Hiện nay, Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ đưa ra định nghĩa về mức lương tối thiểu. Mức lương này đang được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho nhà mới xây đầy đủ nhất, cập nhật mới 2023

Như vậy, có thể hiểu, lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của vùng đó.

Mức lương tối thiểu vùng được áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; không áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Trên đây là nội dung về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất 2023. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền sang tên nhà đất như thế nào là hợp pháp? Cần chú ý điều gì để tránh rủi ro?

>>> Bạn có đất cần bán? Xem ngay cách công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất mới nhất 2023

>>> Đất trồng cây lâu năm khi bị thu hồi có được tái định cư hay không?

>>>Công chứng thừa kế di sản là đất đai thực hiện như thế nào? Cần lưu ý những điều gì?

>>>Đất trồng cây lâu năm khi bị thu hồi có được tái định cư hay không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *