Phế liệu thì hẳn là ai cũng đã từng nghe nhắc tới nhưng cụ thể phế liệu là gì thì không phải ai cũng nắm được. Cùng làm rõ phế liệu là gì qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Dịch thuật đa ngôn ngữ lấy ngay tại Hà Nội

1. Phế liệu là gì? Phế liệu có phải là chất thải không?

Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác (theo khoản 27 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14).

Có thể hiểu, phế liệu chính là vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng được thu hồi, phân loại, lựa chọn và sử dụng để làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.

Theo định nghĩa này, để được xác định là phế liệu thì cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, phải là vật liệu. Vật liệu có thể là vật chất tự nhiên hoặc đã qua chế biến để sử dụng.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả tại nhà chi tiết nhất cho những ai chưa biết

Thứ hai, bị loại ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng. Tức là các vật liệu này được đưa ra khỏi quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng. Ví dụ như trong quá trình sản xuất, chủ sở hữu từ bỏ ý định sử dụng sản phẩm/vật liệu đó vào quá trình sản xuất.

Thứ ba, vật liệu bị loại bỏ được thu hồi để dùng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác.

Còn chất thải được định nghĩa là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí/các dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt…

Qua đây có thể phân biệt, phế liệu và chất thải qua một số tiêu chí như:

Tiêu chíPhế liệuChất thải
Yếu tố trở thành phế liệu hoặc chất thảiLà các vật liệu, sản phẩm tồn tại dạng vật thểLà các vật chất tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí
Yếu tố bị loại bỏChủ sở hữu vật liệu chủ động từ bỏ khai thác, sử dụng vật liệu đóChủ sở hữu chủ động/bị động từ bỏ khai thác, sử dụng vật chất
Mục đích sau khi bị thải bỏThu hồi, phân loại, lựa chọn để sử dụng cho quá trình sản xuất sản phẩm khácPhải có biện pháp xử lý, tiêu hủy theo quy định để hạn chế tối đa tác động đến môi trường

Theo đó, dựa vào khả năng sử dụng của chất thải, có thể phân loại chất thải thành 02 loại:

  • Chất thải không còn giá trị sử dụng (chất thải cuối cùng);
  • Chất thải còn khả năng sử dụng vào sản xuất (phế liệu).
Xem thêm:  Danh sách 10 sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội uy tín nhất

Như vậy, có thể khẳng định, phế liệu là một dạng chất thải và là tập con của chất thải.

Phế liệu là gì? Phế liệu có phải là chất thải không?

2. Phế liệu có được giảm thuế GTGT không?

Từ ngày 01/7/2023 – 31/12/2023, giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% trừ các nhóm hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Phụ lục I, II, III Nghị định 44/2023/NĐ-CP.

Phế liệu có được giảm thuế GTGT không?

Đối chiếu với quy định tại Phụ lục I – Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT quy định như sau:

Cột 7 (mã ngành cấp 7- 2599939), cột 8 (Tên sản phẩm – Sản phẩm khác bằng kim loại cơ bản chưa được phân vào đâu), cột 9 (Nội dung – Gồm: Neo, móc và các bộ phận rời của chúng bằng sắt hoặc thép; chuông, chuông đĩa và các loại tương tự bằng kim loại cơ bản, không dùng điện; sản phẩm khác bằng nhôm chưa được phân vào đâu; sản phẩm khác bằng chì, kẽm, thiếc chưa được phân vào đâu; sản phẩm khác bằng đồng chưa được phân vào đâu; sản phẩm khác bằng niken chưa được phân vào đâu; sản phẩm bằng kim loại cơ bản khác chưa được phân vào đâu. Ví dụ: Tấm đan, phên, lưới bằng nhôm; ống chỉ, lõi suốt, guồng quay tơ bằng nhôm;…; Ví dụ: Thanh, que, hình và dây chì; ống, ống dẫn và phụ kiện của ống hoặc của ống dẫn bằng chì; ống máng, mái nhà, ống dẫn, ống, phụ kiện của ống hoặc ống dẫn bằng kẽm; tấm, dải, ……), cột 10 (Mã HS tích dấu *). Tại phần Ghi chú (cuối Phụ lục I) có quy định: “Các dòng hàng có ký hiệu (*) ở cột (10), thực hiện khai mã HS theo thực tế hàng hóa nhập khẩu”.

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất được tiến hành như thế nào?

Theo đó, các mặt hàng phế liệu bằng kim loại không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT. Trên đây là giải đáp phế liệu là gì và các vấn đề liên quan. Trên đây là những nội dung đáng chú ý liên quan đến bảo hiểm xe máy. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Không vi phạm, CSGT có được yêu cầu dừng xe đo nồng độ cồn?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các từ khóa:

>>> Thẩm quyền và mức phí công chứng hợp đồng ủy quyền?

>>> Thủ tục công chứng di chúc và những giấy tờ bắt buộc cần có

>>> Các bước thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền

>>> Công chứng hợp đồng thuê nhà có bắt buộc hai bên cùng có mặt

>>> Bảo hiểm xe máy: Toàn bộ thông tin người dân cần biết

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *