Ngày nay, có một số các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến các hộ xung quanh. Vậy nhà hàng xóm chăn nuôi gia súc, gia cầm gây ô nhiễm môi trường, xử lý thế nào? Cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu những thông tin quan trọng liên quan đến pháp nhân trong bài viết sau đây.

>>> Có thể bạn chưa biết: Kiểm tra sổ đỏ thật giả như thế nào? Hãy tìm hiểu ngay

1. Điều kiện được chăn nuôi lợn trong khu dân cư

Chăn nuôi lợn là một trong những nguồn quan trọng tạo ra thu nhập và thực phẩm tươi sống cho mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, để được chăn nuôi lợn trong khu dân cư, cần phải đáp ứng nhiều điều kiện.
Với hình thức chăn nuôi khác nhau thì sẽ phải đáp ứng các điều kiện chăn nuôi khác nhau. Cụ thể:
– Nuôi trang trại lợn: Vị trí xây dựng phù hợp, đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi; có đủ nguồn nước đảm bảo xử lý chất thải và chất lượng chăn nuôi; có biện pháp bảo vệ môi trường; có chuồng trại, trang thiết bị với từng loại vật nuôi.
Đặc biệt, phải có khoảng cách an toàn từ trang trại chăn nuôi đến những nhà hàng xóm và từ nguồn gây ô nhiễm đến trang trại chăn nuôi.
– Chăn nuôi nông hộ: Chuồng nuôi tách biệt nơi ở của người; định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc dụng cụ, chuồng trại chăn nuôi…
Đồng thời, khoản 1 Điều 12 Luật Chăn nuôi cũng cấm nuôi lợn trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư trừ nuôi làm cảnh, nuôi trong phòng thí nghiệm mà không ô nhiễm môi trường.
Như vậy, luật chỉ cho phép nuôi lợn làm cảnh, trong phòng thí nghiệm và không làm ô nhiễm môi trường nhưng nếu nuôi trong vùng không được phép nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư thì sẽ bị cấm.
Trong đó, việc quy định khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Cơ quan này sẽ trình Hội đồng nhân dân quyết định.
Đặc biệt: Việc chăn nuôi nhỏ lẻ của các hộ gia đình phải đảm bảo quy định tại Điều 56 Luật Chăn nuôi:
– Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
– Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch, thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y và bảo vệ môi trường.
Như vậy, tùy từng địa phương khác nhau sẽ có khu vực cấm chăn nuôi khác nhau trong khu vực thành phố, thị trấn, thị xã và người dân sẽ không được phép chăn nuôi tại đó. Ngoài ra, khi chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Điều kiện được chăn nuôi lợn trong khu dân cư

2. Nhà hàng xóm nuôi vật gây ô nhiễm môi trường, xử lý thế nào?

Do một trong những điều kiện để được chăn nuôi là phải có biện pháp xử lý rác thải, tránh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến những người xung quanh nên khi nhà hàng xóm nuôi lợn mất vệ sinh có thể sẽ bị xử phạt hành chính.
Cụ thể, việc xử phạt hành chính được quy định tại Điều 24, 25, 31 Nghị định 14/2021/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng: Không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, gây ảnh hưởng người xung quanh.
– Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng: Chăn nuôi tại nơi không được phép nuôi; không đảm bảo khoảng cách an toàn khi nuôi trang trại lợn.
– Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng: Nếu nuôi trang trại lớn với quy mô vừa, nhỏ ở nơi không được phép chăn nuôi.
Trong khi đó, quy định cũ chỉ phạt người nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

Nhà hàng xóm nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường, xử lý thế nào

>>>Tìm hiểu thêm: Địa chỉ công ty dịch thuật công chứng gần nhất, hỗ trợ dịch vụ dịch văn bản pháp lý đa dạng các loại ngôn ngữ

Xem thêm:  “Trả lương theo vị trí việc làm” là như thế nào cho cán bộ, công chức?

3. Nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại?

Việc nuôi lợn trong khu dân cư mà không có các biện pháp vệ sinh, khử trùng chuồng trại… rất dễ khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh.
Điều 160 Luật Bảo vệ môi trường nêu rõ, tổ chức cá nhân khi gây ô nhiễm, gây thiệt hại cho người khác phải có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định.
Theo đó, Điều 603 Bộ luật Dân sự hiện nay nêu rõ, chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Lúc này, việc nuôi lợn khiến không khí bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người dân xung quanh thì chủ nuôi phải có trách nhiệm bồi thường.
Mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này sẽ do các bên thỏa thuận về sức khỏe gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe, thu nhập thực tế bị mất… và tổn thất tinh thần mà người đó gánh chịu.
Như vậy, người nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt hành chính và phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra với những người xung quanh

>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng bằng tốt nghiệp có bắt buộc trong hồ sơ xin việc của sinh viên mới ra trường không?

Xem thêm:  Văn phòng công chứng là gì? Vai trò của văn phòng công chứng

Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các từ khóa:

>>> Hướng dẫn quy trình kiểm tra sổ đỏ giả tất cả các loại giấy tờ mua bán nhà đất chi tiết nhất

>>> Công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế đất đai như thế nào? Quy trình thực hiện?

>>> Hợp đồng thuê nhà hướng dẫn nhanh dành cho bạn, tránh nhầm lẫn.

>>>Nếu bạn chưa hiểu rõ về công chứng giấy ủy quyền hãy liên hệ ngay với chúng tôi

>>> Cập nhật mẫu giấy tờ hưởng trợ cấp một lần cho thanh niên xung phong

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *