Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc ra các quyết định như: Thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; chuyển mục đích sử dụng đất… Vậy, kế hoạch đó là gì? Mỗi kỳ bao nhiêu năm?

>>> Xem ngay: Dịch thuật lấy ngay, hỗ trợ làm online tại nhà 24/7

1. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện là gì?

Trước tiên, cần hiểu kế hoạch sử dụng đất là gì. Tại Điều 3 Luật Đất đai 2013 được nêu như sau:

3. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.

>>> Xem ngay: Dịch vụ dịch thuật lấy ngay trọn gói tại Hà

Trong đó:

– Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

– Kỳ quy hoạch đất được quy định là 10 năm.

Từ quy định nêu trên, có thể hiểu đó là việc Ủy ban nhân dân huyện đưa ra các mốc thời gian để thực hiện các mục tiêu trong quy hoạch sử dụng đất.

Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện là gì?

2. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện nhiêu năm?

Nội dung này được nêu rõ tại Điều 37 Luật Đất đai 2013 như sau:

Điều 37. Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm.

2. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.

Như vậy, theo quy định trên, kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, trong đó:

Thời gian kế Được lập hàng năm.

– Kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và đất quốc phòng, đất an ninh: Lập theo kỳ kế hoạch, mỗi kỳ 05 năm.

>>> Xem ngay: Quy trình thực hiện thủ tục công chứng giấy ủy quyền

3. Căn cứ lập và nội dung được quy định như thế nào?

Nội dung về căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và chi tiết nội dung kế hoạch được quy định cụ thể tại khoản 3, khoản 4 Điều 40 Luật Đất đai 2013:

– Đối với mức cấp huyện, gồm:

  • Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
  • Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
  • Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của các cấp;
  • Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch.
Căn cứ lập và nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp huyện thế nào?

– Nội dung chi tiết bao gồm:

  • Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện năm trước;
  • Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong nội dung kế hoạch sử dụng cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong năm;
  • Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã. Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại…
  • Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép theo quy định trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
  • Lập bản đồ kế hoạch đã sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
  • Giải pháp thực hiện.
Xem thêm:  Người khuyết tật có được thi bằng lái xe hay không?

>>> Xem ngay: Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho những ai chưa biết

Lưu ý: Đối với quận đã có quy hoạch đô thị được phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch hàng năm.

Trường hợp quy hoạch đô thị của quận không phù hợp với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

4. Kế hoạch được lập thế nào?

Việc lập kế hoạch đối với sử dụng đất cấp huyện được hướng dẫn tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP). Cụ thể như sau:

– Các phòng, ban cấp huyện có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các dự án sử dụng đất thuộc danh mục chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện theo từng đơn vị hành chính cấp xã; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương.

>>> Xem ngay: Mẫu hợp đồng thuê nhà mới nhất 2023

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Phòng Tài nguyên và Môi trường đề nghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất, các phòng, ban cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã gửi nhu cầu sử dụng đất về Phòng Tài nguyên và Môi trường.

– Phòng Tài nguyên và Môi trường xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh và các dự án trong kế hoạch cấp tỉnh đã phân bổ cho cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

Sau đó, tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

Trong đó lưu ý:

– Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm: Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất và theo khu chức năng.

– Trường hợp cần thiết mà phải điều chỉnh về quy mô, địa điểm và số lượng dự án, công trình hoặc nhu cầu sử dụng đất nhưng không làm thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thì Phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trình Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường.

Xem thêm:  Công đoàn là gì? Quy định về công đoàn hiện nay

Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và cập nhật vào kế hoạch sử dụng hàng năm cấp huyện.

>>> Xem ngay: Dịch vụ công chứng trọn gói tại nhà

– Trường hợp có bổ sung dự án, công trình mà phải thu hồi đất thì phải được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và cập nhật vào kế hoạch sử dụng hàng năm cấp huyện.

Trên đây là giải đáp về Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện là gì? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Dịch thuật đa ngôn ngữ lấy ngay tại Hà Nội

>>> Công chứng thừa kế di sản và các bước thực hiện

>>> Tính phí công chứng di chúc như thế nào?

>>> Ở đâu kiểm tra sổ đỏ giả nhanh, uy tín tại Hà Nội?

>>> Bị tạm giam bao lâu thì được tại ngoại?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *