Tại các doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước đều có tổ chức công đoàn. Vậy Công đoàn là gì và quy định về công đoàn hiện nay như thế nào, bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này cho bạn.
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng uy tín nhất Hà Nội
1. .Công đoàn là gì?
Căn cứ vào Điều 1 Luật Công đoàn năm 2012 đã quy định rõ ràng như sau:
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
>>> Xem thêm: Văn phòng làm dịch vụ sổ đỏ nhanh nhất Hà Nội
Qua quy định về công đoàn, có thể thấy công đoàn được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện, nhưng những lợi ích mà công đoàn mang lại rất lớn, góp phần đảm bảo được quyền lợi dành cho người lao động.
2. Quy định về công đoàn cơ sở là gì?
Theo khoản 2, Điều 4 Luật Công đoàn năm 2012 có nêu:
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Theo Điều 7 Luật Công đoàn năm 2012:
Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu thủ tục công chứng mua bán nhà theo quy định mới
3. Những quy định về công đoàn theo Luật công đoàn
Ở phía trên, bài viết đã nêu rõ khái niệm, giải thích Công đoàn là gì, nhưng các bạn cũng cần phải nắm rõ được các quy định về công đoàn theo Luật Công đoàn hiện hành.
3.1 Quy định công đoàn có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động của công đoàn
Đối với việc thành lập công đoàn đều dựa trên sự tự nguyện, chính vì vậy nên người lao động là người Việt Nam đang hoạt động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động. Tất cả đều phải tuân thủ đúng quy định của Luật công đoàn và các bộ luật khác có liên quan.
3.2 Hệ thống tổ chức công đoàn
Hệ thống tổ chức công đoàn được quy định theo Điều 7 Luật Công đoàn năm 2012:
Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng di chúc hợp pháp và giấy tờ cần chuẩn bị
3.3 Những hành vi bị nghiêm cấm
Những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến công đoàn đã được quy định tại Điều 9 Luật Công đoàn năm 2012.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không được ép buộc người lao động, gây khó khăn hay gây cản trở trong việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn bởi Luật đã quy định rõ việc này dựa trên sự tự nguyện.
Bên cạnh đó cũng không được yêu cầu, ép buộc người lao động rời khỏi tổ chức công đoàn và cũng không được yêu cầu người lao động không tham gia tổ chức công đoàn.
Tổ chức công đoàn ra đời nhằm đảm bảo giải quyết các vấn đề phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Đảm bảo quyền lợi của người lao động như về hợp đồng lao động, tiền lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, môi trường làm việc. Đồng thời đảm bảo về các vấn đề bảo hộ sức khỏe, trang bị thiết bị bảo hộ lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Những hành vi sử dụng biện pháp kinh tế hoặc bất kỳ biện pháp nào khác để gây bất lợi, làm ảnh hưởng đến cơ quan, tổ chức và hoạt động công đoàn.
Đặc biệt, bất kỳ cá nhân, tập thể lao động nào cũng không được phép lợi dụng quyền hạn của công đoàn để trục lợi, vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến lợi ích của Đảng và Nhà nước.
3.4 Quyền và trách nhiệm của công đoàn
Công đoàn có vai trò quan trọng đối với người lao động và người sử dụng lao động, nên quyền và trách nhiệm của công đoàn cũng được quy định rõ ràng tại Chương II, Mục 1, Điều 10 của Luật Công đoàn năm 2012.
Điều đầu tiên là việc công đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đây cũng là vai trò quan trọng của công đoàn. Việc ký kết hợp động lao động hay xây dựng các thỏa hiệp lao động, nội quy, tranh chấp cũng như lợi ích dành cho người lao động.
Đồng thời tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội để đẩy mạnh phát triển đời sống, phục vụ lợi ích của người lao động, ứng dụng khoa học công nghệ theo tiêu chuẩn bảo hộ lao động.
>>> Xem thêm: Công chứng văn bản thừa kế bất động sản
Công đoàn có quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị những ý kiến cần thiết nhằm xây dựng chính sách, sửa đổi và bổ sung những điều luật có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến công đoàn.
Công đoàn có quyền tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị, thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động với mục đích quyết định những vấn đề liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Công đoàn cũng có trách nhiệm và quyền trong việc phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở để công đoàn vững mạnh, đem lại nhiều lợi ích cho người lao động.
Vì công đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động nên đối với những nơi chưa thành lập được công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên sẽ đại diện thay cho người lao động để yêu cầu.
4. Vai trò của công đoàn trong quan hệ lao động theo quy định về công
Để xây dựng được mối quan hệ lao động ổn định và hài hòa, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng chủ trương phát triển bảo vệ quyền lợi lao động.
Công đoàn có vai trò rất quan trọng trong việc giúp người lao động xây dựng và ký kết các bản hợp đồng lao động, đồng thời giúp họ tránh được các rủi ro vi phạm pháp lý, nắm được nội dung hợp đồng thỏa hiệp có lợi cho người lao động.
Hiện nay thị trường lao động đang ngày một phát triển đa dạng, không chỉ riêng người lao động hay người sử dụng lao động trong nước mà có cả lao động từ nước ngoài vào. Sự cạnh tranh trong công việc, mối quan hệ lao động trở nên phức tạp hơn.
Chính bởi những điều này nên việc thành lập các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp công đoàn càng cần thiết, sẽ tác động sâu sắc đảm bảo quyền lợi của người lao động, cải thiện chất lượng nguồn lao động một cách tốt hơn.
>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền không thể thiếu giấy tờ gì?
Tổ chức công đoàn sẽ đại diện người lao động, người sử dụng lao động, đảm bảo quyền và lợi ích của cả hai bên, giữ ổn định và hài hòa các mối quan hệ để cùng phát triển kinh tế sản xuất.
Khi lợi ích được đảm bảo, người lao động cũng có cơ sở, nền tảng vững chắc để tập trung chuyên môn, nâng cao tay nghề và kiến thức. Từ đó công việc thuận lợi, nâng cao chất lượng đời sống của người lao động nói riêng và của người dân nói chung.
Qua tìm hiểu Công đoàn là gì, những quy định liên quan đến công đoàn và các vai trò của nó, mong rằng bạn sẽ phần nào hiểu được tầm quan trọng của công đoàn. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
>>> Phí công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền tốn bao nhiêu?
>>> Văn phòng công chứng ngoài trụ sở, ngoài giờ hành chính tại Hà Nội
>>> Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế bao gồm những gì?
>>> Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cho doanh nghiệp
>>> Cháy chung cư: Nạn nhân được bồi thường thế nào?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch