Cá nhân, tổ chức tiến hành khai thác khoáng sản bắt buộc phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Công chứng là gì? Đặc điểm, ý nghĩa của công chứng và các chủ thể tham gia công chứng?

1. Điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Điều 53 Luật Khoáng sản quy định, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Dự án đầu tư khai thác khoáng sản này phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với các loại khoáng sản độc hại phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc nhanh gọn, uy tín nhất khu vực Hà Nội

Điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản

– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

– Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

– Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có đủ điều kiện do Chính phủ quy định.

Điều 52 cũng quy định, việc cấp giấy phép phải bảo đảm các nguyên tắc:

– Giấy phép chỉ được cấp ở khu vực không có cá nhân, tổ chức đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;

– Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp giấy phép cho nhiều cá nhân, khai thác khai thác ở quy mô nhỏ.

Điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản

2. Hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản?

Hồ sơ cấp để được giấy phép quy định tại Điều 59 Luật Khoáng sản bao gồm:

– Đơn đề nghị;

– Bản đồ khu vực thực hiện khai thác khoáng sản;

Xem thêm:  Điều kiện, tiêu chuẩn trở thành Công chứng viên

– Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan có thẩm quyền;

– Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt và bản sao giấy chứng nhận đầu tư;

– Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường;

>>> Xem thêm: Phí công chứng – Bảng giá phí dịch vụ công chứng cập nhật mới nhất 2023

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao;

– Nếu trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì phải có cả văn bản xác nhận trúng đấu giá;

– Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

Hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản

3. Cơ quan cấp giấy phép

Thẩm quyền cấp giấy phép  quy định tại Điều 82 Luật Khoáng sản như sau:

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

– Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép với các trường hợp khác.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng văn bản từ chối nhận di sản được tiến hành như thế nào?

4. Thời hạn giải quyết hồ sơ

Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp giấy phép là tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 60 Luật Khoáng sản.

Trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan thì thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn 90 trên.

Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản

5. Lệ phí cấp như thế nào?

Mức thu lệ phí cấp giấy phép này quy định tại Thông tư số 191/2016/TT-BTC như sau:

Số TTNhóm giấy phépMức thu
(triệu đồng/giấy phép)
1Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng suối
aCó công suất khai thác dưới 5.000 m3/năm01
bCó công suất khai thác từ 5.000 m3 đến 10.000 m3/năm10
cCó công suất khai thác trên 10.000 m3/năm15
2Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
aGiấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm15
bGiấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích từ 10 ha trở lên và công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm hoặc loại hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và công suất khai thác từ 100.000 m3/năm trở lên, than bùn trừ hoạt động khai thác cát, sỏi lòng suối quy định tại mục 1 của Biểu mức thu này20
cGiấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích từ 10 ha trở lên và công suất khai thác từ 100.000 m3/năm trở lên, trừ hoạt động khai thác cát, sỏi lòng suối quy định tại mục 1 của Biểu mức thu này30
3Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; đá ốp lát và nước khoáng40
4Giấy phép khai thác các loại khoáng sản lộ thiên trừ các loại khoáng sản đã quy định tại điểm 1, 2, 3, 6, 7 của Biểu mức thu này
aKhông sử dụng vật liệu nổ công nghiệp40
bCó sử dụng vật liệu nổ công nghiệp50
5Giấy phép khai thác các loại khoáng sản trong hầm lò trừ các loại khoáng sản đã quy định tại điểm 2, 3, 6 của Biểu mức thu này60
6Giấy phép khai thác khoáng sản quý hi80
7Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại100

Riêng trường hợp khai thác tận thu: Mức thu là 05 triệu đồng/giấy phép.

Xem thêm:  Lãnh đạo cấp cao được hưởng phụ cấp phục vụ như thế nào?

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn

6. Thời hạn của giấy phép

Theo khoản 2 Điều 54 Luật Khoáng sản, giấy phép  có thời hạn tối đa là 30 năm và được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.

Trường hợp cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho cá nhân, tổ  khác thì thời hạn khai thác là thời gian còn lại của giấy phép đã cấp trước đó. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

xem thêm các từ khóa:

>>> Thành phần, số lượng hồ sơ cần chuẩn bị cho việc thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu

>>> Cách kiểm tra sổ đỏ thật giả khi sang tên để tránh tiền mất tật mang

>>> Chi tiết thủ tục công chứng mua bán nhà đất và các bước tiến hành thực hiện

>>> Một số trường hợp bị từ chối công chứng di chúc nhà đất

>>> Kế hoạch sử dụng đất là gì? Kỳ kế hoạch sử dụng đất là bao nhiêu năm?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *