Quyền lợi về lương – thưởng, chế độ bảo hiểm là những vấn đề mà bất kỳ ai cũng quan tâm. Trường hợp nghỉ ốm trùng ngày nghỉ phép năm, quyền lợi của người lao động sẽ được giải quyết như thế nào? Cùng xem đáp án trong bài viết dưới đây

>>> Xem thêm: Dịch thuật lấy ngay giá rẻ tại Hà Nội

1. Nghỉ ốm trùng ngày nghỉ phép thì giải quyết quyền lợi thế nào?

Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã năm 2014, người lao động sẽ được giải quyết hưởng chế độ ốm đau nếu bị ốm đau, tai nạn (không phải tai nạn lao động) phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Tuy nhiên, nếu nghỉ ốm trùng ngày nghỉ phép, người lao động chỉ được giải quyết hưởng chế độ ốm đau.

Bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH đã nêu rõ không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ làm do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.

– Người lao động nghỉ làm để điều trị lần đầu do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn (không phải là tai nạn lao động) trong thời gian đang nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương; nghỉ chế độ thai sản.

>>> Xem thêm: Giấy ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?Thủ tục công chứng giấy ủy quyền như thế nào?

Do đó, khi nghỉ ốm trùng ngày nghỉ phép, người lao động không được thanh toán tiền bảo hiểm nhưng người này vẫn được người sử dụng lao động trả nguyên lương theo hợp đồng lao động cho những ngày nghỉ phép.

Nghỉ ốm trùng ngày nghỉ phép thì giải quyết quyền lợi thế nào?

2. Nghỉ ốm nên nghỉ phép hay nghỉ chế độ bảo hiểm?

Người lao động khi bị ốm có thể lựa chọn nghỉ một trong 02 chế độ: Chế độ nghỉ phép hoặc chế độ ốm đau. Để đưa ra lựa chọn tối ưu về quyền lợi, người lao động cần nắm rõ các quy định liên quan đến hai chế độ này.

Cụ thể như sau:

Chế độ nghỉ phépChế độ ốm đau
Thời gian nghỉNgười lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động được nghỉ:- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.Nếu làm việc lâu năm thì cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì được tăng thêm 01 ngày phép.Căn cứ: Điều 113, Điều 114 Bộ luật Lao động.* Trường hợp nghỉ ốm đau thông thường:- Người làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ tối đa+ 30 ngày làm việc/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm+ 40 ngày làm việc/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm+ 60 ngày làm việc/năm nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên- Người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp 0,7 trở lên được nghỉ tối đa:+ 40 ngày làm việc/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm+ 50 ngày làm việc/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm+ 70 ngày làm việc/năm nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.* Trường hợp ốm đau dài ngày:+ Tối đa 180 ngày/năm.+ Hết 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị thì được thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.
Tiền chế độTiền chế độ/ngày nghỉ = 100% lương theo hợp đồng lao độngCăn cứ: Điều 113 Bộ luật Lao động.Tiền chế độ ốm đau = 75% x Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 24 x Số ngày nghỉ

>>> Xem thêm: Công chứng là gì ? 08 điều cần biết về công chứng

Với những thông tin trên, người lao động bị ốm nên chọn nghỉ theo chế độ sau:

Xem thêm:  Bù trừ công nợ và khả năng khấu trừ thuế GTGT

– Nếu nghỉ ốm ngắn ngày thì nên chọn phương án nghỉ phép bởi sẽ nhận được nhiều tiền hơn.

– Nếu nghỉ ốm dài ngày thì nên chọn phương án nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm bởi thời gian nghỉ hưởng chế độ dài hơn.

Bị ốm, nên nghỉ phép hay nghỉ chế độ bảo hiểm?

3. Thời gian nghỉ ốm đau có được tính phép năm không?

Theo quy định hiện hành, thời gian nghỉ chế độ ốm đau vẫn được tính phép năm nếu tổng thời gian cộng dồn không quá 02 tháng/năm.

Điều này được ghi nhận tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, các khoảng thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép của người lao động bao gồm:

– Thời gian học nghề, tập nghề mà sau đó vẫn tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.

– Thời gian thử việc nếu tiếp tục làm việc sau khi hết thử việc.

– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương.

– Thời gian nghỉ không lương đã được người sử dụng lao động đồng ý nhưng tổng thời gian nghỉ không quá 01 tháng/năm.

– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không quá 06 tháng.

– Thời gian nghỉ ốm đau cộng dồn không quá 02 tháng/năm.

– Thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản.

– Thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Xem thêm:  Cháy chung cư: Nạn nhân được bồi thường thế nào?

– Thời gian ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

– Thời gian bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó không bị xử lý kỷ luật hoặc được xác định là không vi phạm kỷ luật.

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói uy tín tại Hà Nội

Ngược lại, nếu thời gian nghỉ ốm đau vượt quá 02 tháng thì thời gian vượt quá 02 tháng sẽ không được tính cộng ngày nghỉ phép năm.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến việc nghỉ ốm trùng ngày nghỉ phép. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Danh sách văn phòng công chứng uy tín tại Hà Nội

>>> Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà, không phải ai cũng biết

>>> Giấy ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?Thủ tục công chứng giấy ủy quyền như thế nào?

>>> Công chứng di chúc thực hiện ở đâu khi tài sản ở hai tỉnh thành?

>>>Phụ cấp Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã là bao nhiêu?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *