Tại ngoại là hình thức áp dụng với đối tượng đang có quyết định điều tra nhưng không bị tạm giam. Vậy, trường hợp nào được tại ngoại? Cần nộp bao nhiêu tiền để bị can được tại ngoại?

>>> Địa chỉ văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật, hỗ trợ nhận hồ sơ online

1. Trường hợp bị can, bị cáo được tại ngoại

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 không có quy định nào giải thích về thuật ngữ “tại ngoại” mà đây là thuật ngữ để chỉ các trường hợp bị can, bị cáo không bị giam giữ trong quá trình điều tra và xét xử.

Theo đó, tại khoản 4 Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định bị can, bị cáo trong các trường hợp sau sẽ không tạm giam mà được áp dụng một biện pháp khác:

– Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

– Người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng.

>>> Xem thêm: Phí công chứng chứng chỉ tiếng anh

Tuy nhiên, quy định nêu trên không áp dụng khi bị can, bị cáo thuộc các trường hợp sau:

– Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

– Tiếp tục phạm tội;

– Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;

– Bị điều tra, xử lý về Tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 còn quy định về 02 biện pháp thay thế biện pháp tạm giam: Bảo lĩnh (Điều 121) và đặt tiền để bảo đảm (Điều 122). Trong đó, điều kiện áp dụng mỗi biện pháp cụ thể được quy định khác nhau.

Trường hợp bị can, bị cáo được tại ngoại

2. Cần nộp bao nhiêu tiền để bị can được tại ngoại?

Mức tiền bảo đảm để tại ngoại được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC.

Theo đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:

Xem thêm:  Công chứng ngoài trụ sở, tại nhà riêng

– 30 triệu đồng: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

– 100 triệu đồng: Đối với tội phạm nghiêm trọng;

– 200 triệu đồng: Đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

– 300 triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ nhanh, chuyên nghiệp tại Hà Nội.

Với các trường hợp sau đây, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới 1/2 mức nêu trên:

– Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;

– Bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Cần nộp bao nhiêu tiền để bị can được tại ngoại?

3. Bị can, bị cáo đề nghị đặt tiền xin tại ngoại thế nào?

Cũng theo Thông tư liên tịch số 06/2018, tại Điều 6 quy định bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền đề nghị bằng văn bản với cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án về việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.

>>> Xem thêm: Có cần bắt buộc công chứng hợp đồng mua bán nhà?

– Đơn đề nghị của bị can, bị cáo, được gửi qua cơ sở giam giữ hoặc gửi trực tiếp cho cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị của bị can, bị cáo, cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển đến cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.

– Đơn đề nghị của người thân thích, người đại diện của bị can, bị cáo được gửi trực tiếp đến cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.

Trên đây là giải đáp về Cần nộp bao nhiêu tiền để được tại ngoại? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  9 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng (mới nhất 2023)

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Biểu phí công chứng đầy đủ các trường hợp, cập nhật mới nhất 2023, cách tính đơn giản dễ hiểu

>>> Dịch vụ sổ đỏ nhanh và uy tín tại Hà Nội, hỗ trợ nhận hồ sơ online, giao sổ tận nhà 24/7

>>> Đi làm sớm sau thai sản có phải đóng BHXH không?

>>> Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không?

>>> Hợp đồng thuê nhà bao gồm những giấy tờ cần thiết nào?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *