Để đảm bảo quyền lợi cho bản thân khi bỗng nhiên bị yêu cầu dừng xe, người tham gia giao thông cần nắm được 05 việc mà Cảnh sát giao thông (CSGT) không được phép thực hiện.

>>> Xem thêm: Công ty dịch thuật đa ngôn ngữ, hỗ trợ 24/7

1. CSGT không được tự ý dừng xe người đi đường

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ được phép dừng xe người đi đường trong 04 trường hợp sau:

1 – Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

2 – Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội đã được ban hành.

3 – Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; của cơ quan chức năng về dừng phương tiện để kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các vi phạm pháp luật khác.

4 – Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và xe tham gia giao thông.

Ngoài các trường hợp đã nêu, CSGT không được tùy tiện yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe.

>>> Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không?

Không được tự ý dừng xe người đi đường

2. CSGT không được rút chìa khóa xe của người vi phạm

Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA nêu rõ quyền hạn của CSGT trong hoạt động tuần tra, kiểm soát giao thông như sau:

1 – Được dừng các phương tiện.

2 – Được áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm về giao thông, trật tự xã hội và các vi phạm pháp luật khác.

Trong đó, các biện pháp ngăn chặn hành vi hành chính được quy định tại Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm: Tạm giữ người; áp giải; tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; khám người; khám phương tiện, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện; quản lý người nước ngoài vi phạm trong thời gian làm thủ tục trục xuất;…

>>> Xem thêm: Công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật

3 – Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc giao thông.

4 – Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ.

5 – Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường, phân lại luồng, tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện khi xảy ra ách tắc, tai nạn giao thông…

6 – Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân.

Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy, việc rút chìa khóa xe của người tham gia giao thông không thuộc quyền hạn của lực lượng CSGT.

Do đó, CSGT khi yêu cầu dừng xe không được phép tự ý rút chìa khóa của người tham gia giao thông, dù họ có thực sự vi phạm hay không.

Xem thêm:  Bao nhiêu năm tuổi Đảng thì có tiền thưởng?

3. CSGT không được tự ý khám người và phương tiện

Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 65/2020/TT-BCA, khi dừng xe để kiểm soát việc thực hiện các quy định về giao thông, CSGT được kiểm tra các nội dung sau:

– Kiểm tra giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện

– Kiểm tra điều kiện tham gia giao thông của phương tiện:CSGT thực hiện kiểm soát hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số và hai bên thành xe; điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

– Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ:CSGT kiểm tra tính hợp pháp của hàng hoá, chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước; đồ vật; số người thực tế chở trên xe và các biện pháp bảo đảm an toàn.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói tại Hà Nội

– Kiểm soát nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Theo đó, CSGT có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện xuất trình giấy tờ, kiểm tra các điều kiện về hình thức của phương tiện nhưng không được tùy tiện khám người, phương tiện.

Bởi theo khoản 1 Điều 127 và khoản 1 Điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, việc khám người, khám phương tiện chỉ được phép tiến hành khi có căn cứ cho rằng:

– Người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

– Trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Không được tự ý khám người và phương tiện

4. Không được nhận tiền của người vi phạm

Khi xử lý vi phạm hành chính, khoản 2 Điều 22 Nghị định 19/2020/NĐ-CP nghiêm cấm hành vi sau:

2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, khi yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để xử phạt vi phạm, CSGT không được lợi dụng chức vụ để sách nhiễu, đòi, nhận tiền của người dân.

Nếu vi phạm quy định này mà bị phát hiện, chiến sĩ CSGT đã nhận tiền của người vi phạm giao thông có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc.

Không những vậy, CSGT nhận tiền của người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự. Mức phạt thấp nhất với tội này là từ 02 – 07 năm tù.

Lưu ý: Trường hợp duy nhất CSGT được nhận tiền từ người vi phạm là khi thu tiền phạt tại chỗ đối với các lỗi vi phạm có mức phạt tiền từ 250.000 đồng trở xuống đối với cá nhân hoặc từ 500.000 đồng trở xuống đối với tổ chức

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất đơn giản 2023

5. Không được truy đuổi người vi phạm

Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT có quyền yêu cầu người đi đường dừng xe nhưng phải bảo đảm an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông.

Tuy nhiên, việc có cho phép CSGT truy đuổi người vi phạm hay không thì hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản pháp luật liên quan đều chưa có quy định cụ thể.

Xem thêm:  Ở chung cư có phải đóng thuế sử dụng đất không?

Việc truy đuổi thường chỉ diễn ra trong trường hợp truy đuổi tội phạm hoặc khi có hành vi vi phạm nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của những người tham gia giao thông khác.

Thực tế có không ít trường hợp CSGT truy đuổi người vi phạm dẫn tới xảy ra tai nạn giao thông nên một số địa phương đã có những quy định trong ngành, nội bộ CSGT không nên truy đuổi người vi phạm giao thông.

Trong trường hợp vi phạm hành chính đơn thuần, CSGT có thể áp dụng các biện pháp khác để xử lý người vi phạm bỏ chạy như: Thông báo đến tổ tuần tra đang chốt chặn phía trước; ghi lại biển số hoặc thông qua camera giám sát để phạt nguội…

Trên đây là 05 điều CSGT không được làm khi yêu cầu dừng xe. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

xem thêm các từ khóa:

>>> Thủ tục xin cấp sổ đỏ đất thuê trả tiền hàng năm

>>> Thủ tục công chứng thừa kế theo di chúc

>>> Công chứng giấy ủy quyền cần mấy bản?

>>> Phí công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được tính như thế nào?

>>> Đấu giá biển số đẹp có bán lại được không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *