Trong quá trình dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát cũng như xử lý vi phạm, Cảnh sát giao thông (CSGT) có được rút chìa khóa xe không? Pháp luật hiện nay quy định ra sao về vấn đề này?

>>> Xem thêm: Dịch vụ công chứng uy tín nhất Hà Nội

1. Rút chìa khóa xe người vi phạm có phải quyền của CSGT?

Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT thực hiện tuần tra, kiểm soát được phép xử lý vi phạm pháp luật về giao thông nhưng khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ cũng cần phải có tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.

Trong đó, Điều 8 Thông tư 32 đã nêu rõ các quyền của Cảnh sát giao thông trong khi thực hiện tuần tra, kiểm soát như sau:

1 – Được dừng các phương tiện. Kiểm soát người và phương tiện, giấy tờ của người điều khiển, giấy tờ của phương tiện và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện; kiểm soát việc thực hiện quy định về hoạt động vận tải đường bộ.2 – Được áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3 – Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, CSGT được huy động phương tiện giao thông, phương tiện liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng cho thuê nhà chưa hoàn công

4 – Được trang bị, sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện thông tin liên lạc; phương tiện kỹ thuật khác.

5 – Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Xem thêm:  Chuyên viên là gì? Tiêu chuẩn và mức lương của chuyên viên

6 – Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân.

Từ những căn cứ trên, có thể thấy, việc rút chìa khóa xe của phương tiện giao thông không nằm trong quyền hạn của CSGT trong tuần tra, kiểm soát. Điều này đồng nghĩa rằng, CSGT không có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm.

2. Rút chìa khóa có phải biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính?

Các biện pháp ngăn chặn hành vi hành chính được quy định cụ thể tại Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, bao gồm:

SttBiện pháp
1Tạm giữ người
2Áp giải người vi phạm
3Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
4Khám người
5Khám phương tiện vận tải, đồ vật
6Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm
7Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
8Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính
9Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn

Đối chiếu với bảng trên, hành vi rút chìa khóa xe của người vi phạm không phải biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính theo quy định.

Do đó, nếu CSGT rút chìa khóa xe của người điều khiển phương tiện và bảo rằng đây là biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm thì đây là hành vi hoàn toàn trái luật.

3. Bị CSGT rút chìa khóa xe, khiếu nại thế nào?

Theo khoản 1 Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, khi có căn cứ cho rằng việc xử lý vi phạm của CSGT là không đúng quy định, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bị xử lý có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.

Việc khiếu nại có thể tiến hành trực tiếp hoặc khiếu nại qua đơn theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011. Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày biết được hành vi hành chính.

Xem thêm:  Thủ tục đăng ký tạm cho xe mới mua từ cửa hàng

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền xe ô tô

Ngoài ra, người dân cũng có thể khiếu nại đến số điện thoại đường dây nóng của Bộ Công an được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông: 06923.42593.

Lưu ý: Đây là số điện thoại cố định nên người dân nếu muốn khiếu phải gọi điện trực tiếp đến số 06923.42593 để được tiếp nhận kịp thời phản ảnh.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc Cảnh sát giao thông có được rút chìa khóa xe của người vi phạm hay không. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

xem thêm các từ khóa:

>>> Phí công chứng giấy ủy quyền là bao nhiêu theo quy định mới?

>>> Dịch vụ làm sổ đỏ nhanh uy tín tại Hà Nội

>>> Quy định pháp luật về công chứng thừa kế di sản

>>> Công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền và những giấy tờ cần có

>>> Hợp đồng tiền hôn nhân là gì? Gồm những nội dung nào?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *